Du lịch Nam_Trực

Tại thị trấn Nam Giang, Thôn Cẩm Nang (Giáp Ba) và Thượng thôn Kinh Lũng (Giáp Tư) có lễ hội chợ Viềng họp hàng năm vào ngày 8 tháng giêng Âm lịch. Đáng kể là Hội chùa Bi để ghi ơn Đức Thánh Tăng Từ Đạo Hạnh mỗi năm vào ngày 21 tháng Giêng Âm Lịch kéo dài 4 ngày và hội này có giá trị văn hóa lớn đã có bề dày lịch sử từ gần 1000 năm. Bên cạnh phía Đông Chùa Đại Bi còn có khu danh lam thắng cảnh Đền Giáp Ba, khu di tích này còn lưu giữ nhiều hoành phi câu đối, đồ thờ khí tự cổ từ thời Hậu Lê vẫn còn nguyên giá trị. Khu di tích này được công nhận di tích lịch cấp quốc gia vào ngày 28 tháng 1 năm 1994. Đền thờ Triệu Việt Vương Hoàng đế ngày mở hội từ 12/8 âm lịch đến ngày 14/8 (đây cũng là ngày chính kỵ). Đền thờ Vua có lối kiến trúc kiểu cung đình hài hòa cân đối, điều đặc sắc ở đây hàng năm tổ chức lễ hội dân làng làm cỗ mỗi nhà một mâm xôi gà lên dâng thánh, tế song, còn có lễ khao quân đây là một nét đẹp trong vùng không nơi nào có được.

Chùa Bi còn gọi là Đại Cổ Bi là một chứng tích lịch sử bằng gỗ lim từ triều Lý được gìn giữ gần như toàn vẹn, không bị các trùng tu thay đổi. Tương truyền những nơi này là nơi quân Tây Sơn đi qua làm lễ khao quân. Kết hợp văn hóa Phật giáo và làng nghề truyền thống là môi sinh cho đời sống đạo đức, văn hóa, có bản năng hiếu khách và dân làng đã có công đem nghề rèn ra khắp ba miền Trung, Nam, Bắc. Tương truyền cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến cũng đã có giao lưu với các nhà Nho thợ rèn và đã gói về nhà vế đối: "sắc không, không sắc".

Với nghề rèn và văn hóa chữ "Nôm" do Thánh Tăng Từ Đạo Hạnh truyền cho, dân làng đã đóng góp cho đất nước bằng kỹ năng và trí tuệ của mình. Từ xưa huyện Nam Trực đã là đất hiếu học với bốn vị trạng nguyên trong đó có Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên khi mới mười hai tuổi. Làng Vân Chàng còn có một trạng nguyên là "Thợ Rèn".[cần dẫn nguồn].

Liên quan